Đặt tên công ty cửa hàng theo quan điểm Á Đông như thế nào không phải ai trong chúng ta cũng biết. Đây cũng chính là vấn đề khó quyết định nhất đối với đa phần người bắt đầu khởi nghiệp. Sỡ hữu một công ty hay thu hút sẽ mang lại cảm hứng cho toàn bộ doanh nghiệp. Đồng thời còn được coi là nền móng tạo nên thương hiệu lâu dài. Vậy cụ thể cách đặt tên công ty như thế nào vừa hợp phong thủy tuổi vừa đáp ứng yêu cầu theo quan điểm Á Đông. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ở nội dung bài viết dưới đây.
Đặt tên công ty cửa hàng hay theo tên cá nhân
Cách chọn đặt tên này sẽ phù hợp với những mô hình công ty của gia đình cá nhân. Mặc dù vậy cũng có rất nhiều công ty lớn có nguồn gốc xuất phát tên từ công ty các nhân. Cụ thể có một số cách đặt tên công ty theo tên cá nhân như sau:
- Đặt tên công ty cửa hàng theo tên chủ của doanh nghiệp. Chẳng hạn như Diệu Huyền, Thu Hương, Đăng Anh, Thanh Tuấn, Adidas, v.v.
- Đặt theo tên ghép của các thành viên thành lập nên doanh nghiệp. Như Tấn Phát Sang, Tâm Trí Mạnh, Hùng Mạnh, v.v.
- Đặt dựa theo tên của người thân như chồng, con, vợ, v.v.
- Đặt dựa theo họ của người sáng lập, như Nguyễn Lê, Nguyễn Hoàng, Lê Trần, v.v.
Đặt tên theo địa danh
Cách đặt tên theo địa danh được coi là phương pháp rất truyền thống. Được dùng để nhấn mạnh tính bản địa của doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi khi công ty cửa hàng phục vụ thị trường tại địa phương. Từ đó sẽ được mọi người đánh giá cao khi có nguồn gốc xuất phát ở đây. Sau đây là một số cách đặt tên công ty theo phương pháp này:
- Tên chính sử dụng tên địa danh: Như Bia Hà Nội, Bất Động Sản Thăng Long, Nhà Đất Thủ Đô, v.v.
- Sử dụng tên địa danh nổi tiếng về một số dòng sản phẩm đang kinh doanh. Chẳng hạn như Chè Thái Nguyên, Nước mắm Phan Thiết, Yến khánh Hòa, Chè Thái Nguyên, v.v.
- Sử dụng tên ghép của các quốc gia như Việt Pháp, Việt Đức, Việt Nhật, v.v.
- Sử dụng tên địa danh nhằm làm địa chỉ xuất xứ. Như Hoàng Anh Gia Lai, Sông Lam Nghệ An, v.v.
Đặt tên công ty theo các từ viết tắt
Tuy rằng đây là cách đặt tên mới nhưng lại rất phổ biến ở trong các doanh nghiệp Việt Nam. Lúc đầu nó có thể là cách viết tắt của các doanh nghiệp đầy đủ. Nhưng sau đó do việc sử dụng dễ dàng hợp lí hơn nên đã trở thành tên gọi thay thế. Thậm chí còn có trường hợp là tên gọi pháp lý của doanh nghiệp. Ví dụ một số cách đặt tên như sau:
- Tên ngành nghề và tên địa danh như Vinamilk, Vinaconex, Sabeco, v.v.
- Lấy chữ cái đầu của tên đầy đủ công ty như ICP Internation Consumer Product, ACB Ngân hàng Á Châu.
Đặt tên công ty liên quan đến ngành nghề kinh doanh
Rất nhiều doanh nghiệp dùng cách này để đặt tên cho doanh nghiệp của mình. Bởi nó dường như là điều tất nhiên tên của doanh nghiệp phải gợi nhớ đến lĩnh vực đang hoạt động.
Chẳng hạn như Tổng công ty Điện Lực, Công ty Rượu bia Hà Nội, Công ty CP Sữa Việt Nam., v.v.
Đặt tên công ty bằng tính từ mô tả
Cách đặt tên này được sử dụng nhiều nhất trên thực tế. Bởi nó phản ánh được mong muốn của chủ doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh buôn bán.
- Thể hiện may mắn thành công như Lộc Phát, Nhà đất Tài Lộc, Hưng Thịnh, Thành Đạt, v.v.
- Tượng trưng cho sự tin cậy uy tín như Bảo hiểm Bảo Việt, Tín Nghĩa ngân hàng, v.v.
- Thể hiện mong muốn khao khát dẫn đầu như Công ty y tế Tiến Bộ, Công ty công nghệ Tiên Phong, v.v.
- Thể hiện được triết lý kinh doanh như Công Ty Hiệp Phát, Công ty xây dựng Hòa Bình, v.v.
Đặt tên công ty theo các danh từ gợi nhắc
Một danh từ gợi nhắc có thể sử dụng vô cùng hiệu quả trong việc đặt tên cho công ty. Chẳng hạn như sau:
- Cảm hứng từ các vị thần trong thần thoại như Zeus Spa, Vệ Nữ, Panora, v.v.
- Có thể đặt theo tên một trong các hành tinh như Sao Bắc Đẩu, Sao Thủy, Sao Kim, Sao Mai, v.v.
- Đặt theo tên của một trong các loài hoa như Hoa Hồng, Công ty truyền thông hoa Hướng Dương, v.v.
- Đặt tên công ty lấy từ cảm hứng của một số loài vật như nước tăng lực Redbull, Bia Tiger, v.v.
- Đặt tên lấy cảm hứng từ một danh lam thắng cảnh như Công ty du lịch Phú Bài, Công ty du lịch Hòn Dấu, v.v
- Lấy tên theo cảm hứng văn học như Công ty truyền thông Núi Đôi, Khách sạn Mộng Mơ, v.v.
Đặt tên công ty bằng Ngoại ngữ
Đặt tên công ty bằng ngoại ngữ cũng là xu hướng sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp trẻ. Bởi họ ngày càng có khả năng sử dụng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ ngoại nhập. Vì thế loại hình đặt tên công ty bằng ngoại ngữ phổ biến là điều dễ hiểu. Điều này sẽ giúp cho công ty doanh nghiệp có vẻ chuyên nghiệp và hiện đại hơn. Đồng thời còn tạo được sự liên kết với các thuộc tính của ngôn ngữ quốc gia đó đại diện. Nếu như doanh nghiệp mang tên liên tưởng đến Nhật bản sẽ đại diện cho các sản phẩm điện tử và gia dụng chất lượng cao. Ví dụ: Công ty đầu tư Vincom, cửa nhựa Ausdoor, công ty hàng tiêu dùng Masan, v.v.
Trên đây là nội dung hướng dẫn và gợi ý 7 cách đặt tên công ty cửa hàng theo quan điểm Á Đông. Hi vọng qua đây các bạn đã có thể lựa chọn được cho công ty mình một cái tên hay ý nghĩa. Mang lại sự may mắn thành đạt cho công ty trong tương lai. Ngoài ra bạn có thể tham khảo cách đặt tên công ty theo mệnh trên trang Ngaykhaitruong.com.